Home / Ngữ văn / Ngữ văn lớp 8 / Thuyết minh về hoa mai – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về hoa mai – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về hoa mai – Bài số 1

Cứ mỗi mùa xuân về, bao trái tim con người lại háo hức đón chờ. Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt. Nó không chỉ là ngày chào mừng năm mới mà còn là dịp để con người xum họp. Vì vậy không chỉ Việt Nam mới có ngày Tết mà nó còn được phổ biến rộng rãi ở một số nước thuộc châu Á.

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vì Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

Phong tục của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam vô cùng phong phú. Nào là chúc Tết, lì xì, bày mâm ngũ quả, trồng cây nêu, gói bánh chưng, treo câu đố,….Tất cả tạo thành nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam.

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.

Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".

Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia, câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.

Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.

Ngày Tết thiếu câu đối Tết là chưa đủ Tết. Trong nhà dù trang hoàng thế nào mà thiếu câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bởi những người có học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian gọi là Ông Đồ nhưng ngày nay thì câu đối tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ với những nội dung phong phú và rất đẹp. Làm câu đối, thách họa đối, chơi câu đối,…vốm là hinh thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách sử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cũng như những monh ước tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Tết đến, câu đối lại càng khó có thể thiếu trong niềm vui đón chào năm mới của mỗi gia đình.

Ngày xưa, câu đối thường treo lên cột, khắc trên khung mái, hoặc viết lên cổng, cửa, tường nhà, đền miếu, đình chùa… Đặc biệt, hai hàng cột gỗ hai bên bàn thờ phải treo câu đối, còn phía trên bàn thờ là hoành phi, cuốn thư. Tất cả làm cho không gian thờ cúng trở nên cân bằng vuông vức như có khuôn phép, tạo cảm giác hài hòa, trang trọng và linh thiêng.

Câu đối được làm từ nhiều chất liệu: có loại sơn son thiếp vàng để dùng lâu dài, có loại làm bằng giấy bồi (gọi là liễn) hoặc cắt bằng giấy màu, viết bằng mực nho… để dễ thay đổi theo từng năm, từng mùa cho mới, cho hợp hoàn cảnh. Ngày thường, câu đối chỉ treo trên bàn thờ. Ngày tết thì treo ở nhiều nơi, thậm chí những người ham mê và muốn giữ tục lệ cũ còn chơi câu đối giấy, dán suốt từ ngoài cổng vào trong nhà! Câu đối có thể mua sẵn hoặc nhờ, thuê người viết, nhưng hay nhất vẫn là do tự chủ nhân làm ra.

Mỗi câu đối gồm hai vế có số chữ bằng nhau, ý nghĩa và luật bằng trắc đối chọi hoặc tương hợp nhau. Câu đối thể hiện những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống trần thế, về năm mới và mùa xuân, đề cao đạo lý cùng những quan niệm đẹp, cầu mong mọi việc tốt lành… Mơ ước năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt và có nhiều bạn bè.

Dịp tết, thường phải có câu đối đỏ. Màu đỏ vốn được coi là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt (máu, lửa). Nó vừa nổi trội vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai… làm tươi sáng thêm không khí tết, tạo cảm giác ấm áp trong mùa xuân mới.

Từ xa xưa, Tết Nguyên Đán đã trở thành một bộ phận hợp thành nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện, như: chúc tuổi, lì xì,….và đặc biệt qua phong tục dán câu đối Tết. Đó là nét văn hóa cần được duy trì và phát triển.

Xem thêm:  Soạn bài hành động nói

Thuyết minh về hoa mai – Bài số 2

Từ xưa, thú chơi hoa, thưởng thức hoa đã là một phong tục tao nhã là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa, vậy nên mới có: Nguyễn Trãi “Hái cúc, hương lan, hương bén áo/Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn” hay Cao Bá Quát “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”.

Trong thiên nhiên, hoa nào cũng đẹp, nhưng mỗi loài hoa có một sắc thái riêng, dáng vẻ riêng, gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau, trong đó Hoa Mai vàng là loài hoa thân thiết nhất với người dân Nam Bộ.

Hoa Mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Người Việt xưa cho rằng Tùng, Cúc, Trúc, Mai có những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người. Tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết. Trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc. Hoa Cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm (Phú quý lòng hơn phú quý danh – Nguyễn Trãi). Mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa tinh khiết, Mai tượng trưng cho phẩm tiết cao quý, khí phách của người quân tử, là niềm cảm hứng trong thơ ca.. Màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt.

Nhắc đến Mai, người ta lại nhớ ngay đến Tết miền Nam. Nếu hoa Đào là sắc xuân của Hà Nội thì hoa Mai lại tượng trưng cho mùa xuân phương Nam. Mai có thể nói là một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình bên mâm ngũ quả. Dù nghèo hay giàu, dù ở thành thị hay nông thôn người ta đều kiếm cho bằng được một nhành Mai chưng ba ngày Tết. Tết với hoa như duyên tao ngộ, không hoa Tết sẽ trở thành nhạt nhẽo, mà thiếu mai lại càng thêm trống vắng. Kẻ ly hương mỗi lần thấy Mai nở rộ là mỗi lần bâng khuâng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ về quê cha đất tổ. Nhiều người chưng Mai ngày tết cũng vì mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều điều may mắn trong năm mới. Với ý nghĩa đó, cây Mai được ưu ái chăm sóc suốt năm để dành sức ra hoa vào ngày đầu năm.

Có rất nhiều loại Mai, dân gian thì chia thành các loại với những cái tên rất mĩ miều như: Hà Hoa Mai (cánh hoa ôm vào nhụy), Ban Khấu Mai (cánh hoa cong cong), Đàn Hương Mai (màu vàng đậm, có hương thơm), Cẩu Đăng Mai (hoa mai nhỏ, không có hương thơm)… Không biết từ lịch sử nào mà dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo thông tục bình thường, người chơi Mai, mua Mai chỉ quan tâm đến 2 loạị: Mai Tứ Quý, nở bốn mùa, có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ, có hương thơm.

Chọn mua một cành Mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường chú ý các điểm như: những cành Mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…Ngoài những tiêu chí trên, người mua Mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc Mai: Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Ngày nay, rất nhiều người thích những cây Mai, cành Mai có hoa to, rực rỡ, nhiều cánh, nở lâu tàn và coi đó là cành Mai ngũ phúc với hy vọng năm mới sẽ phát tài, gia đình đại cát, đại lộc. Mai nhiều cánh tượng trưng cho cát tường, cho vạn hạnh.

Đối với những người chơi Mai chuyên nghiệp, họ còn phân biệt thêm nhiều yếu tố phụ khác nữa mà chỉ có họ mới biết. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi Mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

Vào dịp Tết, hoa Mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam. Hầu như nhà nào cũng có hoa Mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu Mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây Mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.

Ở miền quê, người ta thường trồng Mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây Mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm mới. Những khi tiết trời lành lạnh, ngồi bên cạnh bếp lửa hồng và nồi bánh tét, hương Mai thoang thoảng, cảm giác ấm áp đến kỳ lạ.

Thiên nhiên là nơi bắt nguồn của cái đẹp và là nơi nuôi dưỡng tình người. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Do đó Mai đối với miền Nam cũng như Đào đối với miền Bắc là những loài hoa gắn liền với văn hóa dân tộc. Nó thân thiết, gần gũi, gắn bó với con người đất Việt.

Thuyết minh về hoa mai – Bài số 3

Mùa xuân là mùa của cây trái đâm trồi nảy lộc đấy là giai đoạn mà muôn hoa đâm hoa kết trái những mầm lộc non đã ra nó mang đậm những nét dịu dàng và mát mẻ của mùa xuân, tiêu biểu trong đó là hình ảnh cây mai vào mùa xuân.         

Cây mai là một cây được trông chủ yếu ở miền Nam, đó là một miền có khí hậu phù hợp với nó, nó có thể ra hoa và phát triển tươi tốt, những hình ảnh đó đã tác động sâu sắc đến mỗi con người khi ngắm nhìn nó, nhiều những hình ảnh đẹp đã được thể hiện sâu sắc, những cánh hoa mai vào mua xuân làm cho con người dạo rực đến tết, đó là ngày mà gia đình sum họp, những thành viên trong gia đình có thể về với gia đình của mình, những hình ảnh đó đã thể hiện được dự ấm cúng của mùa xuân, chính vì vậy biểu tượng về cây hoa mai đã để lại nhiều cảm xúc cho mỗi người, hình ảnh về câu hoa mai đã làm cho chúng ta đậm lòng những hình ảnh quen thuộc đó.

Xem thêm:  Giải thích câu ca dao “Có cha có mẹ thì hơn. Không cha không mẹ như đờn đứt dây”

Mùa xuân là mùa của cây cối ra chồi lộc non, cây mai với những mầm lộc non mơn man, làm cho chúng ta có nhiều cảm xúc rất riêng và tạo cho nó những ấn tượng sâu sắc nó không chỉ làm cho con người thêm ấm đượm tình người và khung cảnh thiên nhiên nơi đây cũng để lại nhiều sâu sắc trong mỗi người, hình ảnh đó đã thể hiện được những hình ảnh của cây mai đã làm cho chúng ta thêm phần thêm sắc xuân, với thân cây dài và cành xòa ra hai bên, những cành mai đã được trang trí trong nhà của mỗi người vào dịp tết đến xuân về hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc và tạo nhiều ấn tượng trong lòng người, hình ảnh đó vang vọng và để lại nhiều cảm xúc cho người đọc.

Thân cây mai có màu xám, cành lá của nó xanh mơn mởn vào mùa xuân, có nhiều chồi non đang nở ra cành mai đang tràn ngập sức sống, nó thể hiện những dấu ấn riêng biệt cho con người về hình ảnh của nó, nó không chỉ tạo cho con người những cảm xúc riêng mà còn sâu sắc và để lại nhiều những ấn tượng sắc, khi hoa mai có màu vàng  nhẹ nhàng nó thu hút những sự chú ý của mọi người vào nó, hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến mỗi người, trong không gian của thiên nhiên chúng ta không thể nào kiềm chế được cảm xúc của mình khi thiên nhiên đẹp và dịu dàng thể hiện qua hình ảnh cây mai, những cây mai thân hình mỏng rẻ đó lại tạo ra nhiều hoa và nó có những hình ảnh sâu sắc đem lại những cái nhìn riêng biệt của con người vào nó.

Hình ảnh cây mai phổ biến với con người trong Nam, học thường sử dụng cây mai để làm tượng trừng cho một vẻ đẹp nó được trang trí trong nhà, trong những ngày tết khi tết đến xuân về hình ảnh cây mai đã tác động mạnh mẽ đến mỗi người chúng ta, hình ảnh của nó đã tác động sâu sắc trong tâm hồn của mỗi người, hình ảnh cây mai mang những dáng hình đẹp mang những vẻ đẹp riêng và tạo nên những ấn tượng sâu sắc cho người xem bởi những vẻ đẹp quyến rũ của nó, nó tạo nên những ấn tượng riêng biệt trong mỗi con người. Hình ảnh thiên nhiên đẹp đã tác động đên mỗi con người.

Cây mai có hoa màu vàng và có những cánh hoa mỏng manh nhụy của nó tạo nên những vòng kết nối riêng cho cành hoa, trên thân cây có những đốt sần sủi cành không quá to thường được người ta trông trong chậu, những hình ảnh đó đẹp và thường xuất hiện trong những khoảng thời gian đẹp nhất trong năm đó là mùa xuân, cảm giác khi vào mùa xuân đầu tiên là nhớ tới hình ảnh của câu mai, bởi nó mang những nét đẹp nhẹ nhàng mà không phô chương, những hình ảnh đó đậm nét và có những hình ảnh đẹp thể hiện điều đó, đó là với vẻ đẹp của cành mai thật nhẹ nhàng khác với hoa đào ở miền bắc hoa mai có những vẻ đẹp giản dị hơn, được trang trí và trồng trước nhà trong mỗi dịp tết đến xuân về, hình ảnh đó đã thể hiện được những điều rất đặc trưng và đẹp trong mỗi gia đình.

Hình ảnh đó mang những cảm xúc riêng cho mỗi con người, hình ảnh mang tính chất tượng trung và mỗi khi hình ảnh cây mai lộ lên là chan chứa cảm xúc của con người với nó, hình ảnh cây mai nổi bật vào mùa xuân bởi đó là cây dùng để trang trí trong ngày tết hình ảnh đó tạo nên những ấn tượng riêng biệt cho người dân ở miền Nam và người dân ở miền bắc.

Em rất thích cây hoa mai vào mùa xuân bởi nó mang những nét đậm đà mà giản dị nó gắn bó với cuộc sống của em, em thích ngắm nhìn nó trong khung cảnh tiết trời vào mùa xuân, hình ảnh đó tạo cho em nhiều ấn tượng đặc sắc, hình ảnh mang những đặc trưng riêng của con người và vùng đất Nam Bộ.

Thuyết minh về hoa mai – Bài số 4

Nhắc đến mùa xuân thì chúng ta thường nghĩ ngay đến Tết. Tết đến trăm hoa đua nở, loài hoa nào cũng đẹp, cũng thơm, cũng mang trẽn mình một màu sắc rực rỡ để đón mừng năm mới. Miền Bẳc xuân về với cành đào tươi thắm còn đối với miền Nam thì cây mai là một loài hoa Tết không thể thiếu được ở mọi nhà. Vậy các bạn có biết vì sao cây mai lại được ưa chuộng và trỏ thành một loài cây ngày Tết không? Để các bạn có thể hiểu thêm về cây mai cũng như có thể giải đáp những câu hỏi trên thì tôi xin được thuyết minh về cây mai để bạn được rõ.

Cây mai đã có từ rất lâu đời từ một loại mai rừng ở đồi núi với dáng vẻ giản dị độc đáo. Và người xưa đã đem về trồng để bây giờ nó có thể mang đậm sắc màu Tết của miền Nam nước ta. Dần dần mai đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Với những kĩ thuật trong nông nghiệp như chiết cành, ghép cành… mai đã được chia làm nhiều loại khác nhau. Dựa vào màu sắc gồm: Hoàng mai (mai vàng), Bạch mai (mai trắng), Thanh mai (mai xanh), Hồng mai (mai hồng, mai đỏ ). Còn dựa vào đặc điểm thì mai gồm có: mai Chiếu Thuỷ, mai Tứ Quý,… Nhung ca vào những dịp Tết đến thì người miền Nam vẫn yêu chuộng Hoàng mai nhất.

Cây mai cũng có những đặc sắc riêng nhất là về hình dạng. Thân mai nhỏ, cành gầy, mỏng manh tạo nên vẻ duyên dáng của người con gái trong tà áo dài trang nhã và đài các. Lá mai màu xanh, nhỏ như lá chanh. Nụ mai thì nhỏ, có màu xanh, thuôn dài mọc thành chùm từ bảy đến mười cái. Khi nở, hoa mai có năm cánh khoác trên mình một bộ đồ màu vàng rực rỡ mà ai công thích. Cánh mai mịn màng, mỏng manh làm cho người ta cảm thấy ấm áp lạ thường. Có thể nói cả cây mai đều  có màu vàng chỉ riêng lá màu xanh và phấn hoa thì có màu nâu đỏ. Đặc biệt có những cành mai ghép, hoa nở ra thường có sáu đến mười hai cánh.

Cây mai rất dễ trồng nhưng cũng rất khó đổi với người không chuyên chơi mai.  Mai nở vào Tết nên người ta sẽ ngắt sạch lá trước Tết khoảng nửa tháng, thường là  vào mười lăm âm lịch. Nếu muốn mai ra hoa đẹp, cây chắc khoẻ thì phải biết cách chăm sóc nó. Mai có thể chết nếu bị úng hoặc quá rợp. Vì vậy khi tưới cây chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ và để mai ngoài nắng. Nêu chăm sóc kĩ thì chắc clhắn mai sẽ cho ra hoa đẹp, cánh dày. Hiện nay, trên thị trường đã hình thành nhiều chỗ bán mai nhưng nổi tiếng nhât vẫn là làng mai Bình Chánh, Bình Triệu. Tuy đường xa nhưng người thành phố vẫn ồ ạt đi mua. Có những cây mai lên đến cả trăm triệu nhưng cũng có người mua về nhà, vì họ không chỉ yêu thích vẻ đẹp giản dị thanh cao của nó mà còn vì ý nghĩa của cây mai trong ngày Tết.

Xem thêm:  Viết thư thăm hỏi và chúc mừng sinh nhật người thân đang ở xa

Quả thật là vậy, cây mai lúc nào cũng hiện diện trong nhà của mỗi người cũng giống như  mâm ngũ quà không thể thiếu trong ngày Tết. Ý nghĩa của cây mai là luôn mang lại may mắn cho mọi nhà. Không những thế, mai còn biểu thị cho đức tính trung thực, cho sự lịch lãm, thanh khiết của con người. Người xưa nói quả không sai, chỉ khi gặp hoạn nạn, khó  khăn thì mới biết đâu là bạn thật, đâu là bạn giả. Cây mai cũng vây, dù nắng mưa bão bùng, thì mai vẫn ngời ngời một sức sống dai dẳng. Điều đó cũng cho thấy được cây mai cũng rất kiên cường, rất chịu khó dù trong hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó cây mai còn là nguồn khai thácc vô tânlà một đề tài đặc sắc cho các nhà vân, nhà thơ Việt Nam. Cây mai đã đi vào lòng người dân Viêt Nam bằng nét đep giản dị, thanh tao và dịu dàng. Cũng vì ý nghîa của nó nên cây mai trong ngày Tết đã trở thành một truyền thống đặc sắc của miền Nam nước ta để nó luôn mang lại sự an lành, hanh phúc và niềm may mắn cho mọi nhà.

Cây mai đã trở thành biểu tượng cho cái Tết miền Nam với vẻ đẹp giản dị và màu vàng rực rỡ của nó. Vì vậy ta phải biết nâng niu và trân trọng cây mai để nó luôn điểm tô mùa xuân cho ngày nay, cho ngày mai và cho muôn đời sau.

Thuyết minh về hoa mai – Bài số 5

Trong những ngày tết truyền thống của Việt Nam ta không thể thiếu những cây hoa mai, hoa đào, trong không khí chào đón năm mới hoa mai, hoa đào nắm vai trò rất quan trọng, mang sắc xuân đến cho mọi nhà, miền Bắc thì có hoa đào, còn miền Nam thì có hoa mai, đã từ lâu rồi hoa mai tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao nhất, hoa mai còn báo hiệu mùa xuân đang về và trong ngày xuân thì hoa mai là biểu tượng không thể thiếu của người Việt Nam.

Khi mùa xuân về cũng là lúc những cánh hoa mai vàng nở rộ, trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam việc chơi hoa mai là thú chơi thanh cao, tao nhã, thể hiện được tâm hồn yêu hoa, tâm hồn phong phó và thẩm mĩ của người Việt Nam, mỗi khi nhìn thấy những cánh mai vàng nở, búp mai vàng ngát hương thơm mát, tuôn trào những sắc vàng ấm áp, làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn, xua tan cái lạnh giá của mùa đông và chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn, an lành, vì vậy mà mai là cây không thể thiếu trong ngày tết của Việt Nam ta.

Có câu thơ rất hay nói về hoa mai: “Hoa mai, nàng tiên của mùa xuân!”, thật đẹp làm sao?  hoa mai được ví như nàng tiên, một nàng tiên thơ mang mùa xuân đến cho trần gian, mang không khí mùa xuân ngập tràn màu sắc và hơi ấm.

Từ xa xưa được xếp vào hàng tứ quý: ” Tùng, Cúc, Trúc, Mai”, cây mai được xếp vào một trong những cây quý, tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, những cây tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người, ngoài ra mai còn tượng trương cho sự cát tường, an lành.

Hương hoa mai thơm tinh khiết, có vẻ đẹp rực rỡ, hoa mai đã là niềm cảm hứng trong thơ ca của rất nhiều nhà văn, nhà thơ, và là nguồn cảm hứng vô tận của nhất nhiều nhà họa sỹ, đã có những bức tranh tuyệt đẹp về cây hoa mai, hoa mai tượng trưng cho ký phách quân tử, phẩm chất cao đẹp của con người. Cây mai được chăm sóc để đến nở hoa đúng dịp mùa xuân.

Ở Việt Nam mai vàng là loài mai phổ biến nhất, mai vàng là một cây rừng và thuộc họ hoàng mai, có những loại mai khác nữa như hồng mai, bạch mai, mai tứ quý, đàn hương mai, những loại mai này không phổ biến ở Việt Nam, thân cây mai nhỏ nhăn, vỏ sần sùi, cành khẳng khiu, hoa mai màu vàng, mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành.

Cây mai có thể triết cành để trồng hoặc là trồng từ hạt, mai thích hợp khi trồng ở đất ẩm và có ánh sáng, có thẻ trồng hoa mai ở trong chậu cây cảnh, bồn hay ở vườn đều được. Cây mai đẹp là cây hoa hoa to, nở rực rỡ và lâu tàn, trên một gốc mai thì các nhánh được sắp xếp đẹp mắt, tượng trưng cho một năm có nhiều may mắn, làm ăn phát tài, phát lộc.

Nguyễn Du có một câu thơ nói về mai rất hay:

“Nghêu ngao vui thú yên hà.

Mai là bạn cũ, hạc là người quen”. Trong câu thơ Mai được ví như một người bạn tâm giao, biểu tượng của người quân tử của những người bạn thanh lịch, tao nhã.

Vào mỗi dịp tết, miền Bắc có hoa đào, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành thì miền Nam có hoa mai, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình người Việt, những bông hoa mai vàng nở rộ tươi sắc báo thông điệp mùa xuân đã về, mang hạnh phúc đến cho mọi nhà.

Hoa mai gắn liền với văn hóa lâu đời của nhân dân ta, hoa mai mang những nét đẹp thanh cao, gần gũi, thân thiết gắn bó với con người, hoa mai là nguồn vui cho chúng ta khi mùa xuân về, hiểu về hoa mai chúng ta hiểu thêm về nhiều giá trị, vẻ đẹp, của cây mai, và biết cách nâng niu chăm sóc đẻ cứ mỗi dịp xuân về các sắc hoa lại thi nhau đua nở.

Nguyễn Tuyến tổng hợp

Check Also

nu sinh dac lak noi t91 4951610 310x165 - Phân tích bài thơ Quê Hương của Tế Hanh

Phân tích bài thơ Quê Hương của Tế Hanh

Đề bài: Phân tích – Bình luận bài thơ Quê Hương của Tế Hanh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *