Home / Ngữ văn / Ngữ văn lớp 9 / Phát biểu cảm nghĩ về truyện Người con gái Nam Xương

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Người con gái Nam Xương

Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ về truyện Người con gái Nam Xương

Bài làm

Nguyễn Dữ là một nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ 16. “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của ông. Truyện người con gái Nam Xương là một trong số các truyện của tác phẩm ấy. Truyện kể về Vũ Nương, một người phụ nữ mang trong mình vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam: công dung ngôn hạnh, nhưng phải chịu nỗi oan ức tột cùng, số phận bi thảm.

Ngay từ đầu truyện Vũ Nương đã được nhắc đên là một người phụ nữ “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đep”. Được Trương Sinh đem lòng thương mến xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Cuộc sống hạnh phúc của hai vợ chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi tòng quân.Tiễn Trương Sinh lên đường, nàng không mong chồng về được phong tước hầu, chỉ cần quay trở về bình an là được, qua đó có thể thấy nàng là một người phụ nữ không ham phú quý và yêu thương chồng. Lúc ấy Vũ Nương đã mang thai. Vũ Nương ở nhà chăm lo vun vén công việc gia đình chu toàn, chăm sóc mẹ già và con nhỏ, tận tụy hết lòng. Mẹ Trương Sinh mất, nàng lo ma chay chu toàn như mẹ đẻ.

Giặc tan, Trương Sinh quay trở về, tưởng đâu những năm tháng sau này Vũ Nương sẽ được sống hạnh phúc, bù đắp lại khoảng thời gian mà nàng vất vả một mình nhưng một cơn ghen của Trương Sinh đã đẩy nàng vào bờ vực thẳm… Ngày Trương Sinh về, nghe tin mẹ mình đã mất, tiếc thương vô hạn, chàng bèn bế con trai lúc bấy giờ đã biết nói ra mộ thăm mẹ, đứa con trai bất chợt hỏi về “một người đàn ông đêm nào cũng đế”, nghe vậy Trương Sinh nổi máu ghen về nhà đuổi vợ ra khỏi nhà mặc lời thanh minh của người vợ tội nghiệp cùng lời khuyên can của xóm làng.

Xem thêm:  Thuyết minh: Tác hại của ma túy

phat bieu cam nghi ve truyen nguoi con gai nam xuong - Phát biểu cảm nghĩ về truyện Người con gái Nam Xương

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Người con gái Nam Xương

Tủi nhục, nỗi oan trời xanh không thấu kia khiến Vũ Nương tuyệt vọng nàng đã gieo mình xuống bến Hoàng Giang tự vẫn. Trước khi chết nàng tắm rửa sạch sẽ, trước khi nhảy xuống sông nàng cầu xin ông trời soi xét, nếu nàng thực sự oan ức xin cho nàng biến thành cỏ Ngu Mĩ. Hành động này cho thấy việc Vũ Nương tự tử đã được suy nghĩ kĩ càng chứ không phải hành động bộc phát…

Vũ  Nương chết rồi Trương Sinh mới thấy ân hận, rồi một tối hai cha con ngồi với nhau, đứa con bất chợt reo lên “cha lại đến kìa”, Trương Sinh nhìn vào cái bóng mình trên tường chợt hiểu ra tất cả, hiểu tấm lòng Vũ Nương và hiểu cả nỗi oan ức của nàng nhưng lúc ấy đã muộn rồi. Sau đó chàng lập đàn giải oan cho Vũ Nương bên bến sông Hoàng Giang. Vũ Nương trở về nhưng  bòng nàng xuất hiện lúc rõ lúc mờ rồi biến mất.

Qua tác phẩm ta thấy được số phận mong manh của người phụ nữ ở khoảng thế kỉ 16. Chỉ một cơn ghen bóng gió chưa rõ nguyên nhân của Trương Sinh cũng đẩy Vũ Nương vào chỗ chết, xã hội ấy đã dung túng cho nam quyền lên ngôi, đầy người phụ nữ vào những nỗi khốn khổ cùng cực. Đồng thời truyện cũng tố cáo chiến trang phi nghĩa, nếu không có chiến tranh, không chia cắt thì sẽ không có sự hiểu lầm đáng tiếc gây nên một bi kịch đau lòng. Thế nhưng hơn tất cả nguyên nhận chính vẫn là do việc không tin tưởng, Trương Sinh không hề giãi bày với Vũ Nương mà cứ thế làm theo ý mình chứng tỏ không hề có sự tin tưởng và tình yêu nếu không được xây lên từ cả hai người thì sẽ rất dễ bị lung lay đổ vỡ. Truyện đã để lại nhiều bài học cho thế hệ sau, có giá trị lâu dài.

Xem thêm:  Dàn ý nghị luận xã hội về: Lòng biết ơn

Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam vào thế kỉ 16 hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của người Phụ nữa nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh, tác phẩm vừa ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời cũng thể hiện thái độ trân trọng của Nguyễn Dữ với người phụ nữ. Vũ Nương không quay trở về trần thế mà sống ở một thế giới khác tốt đẹp hơn là cách nhìn đấy nhân đạo của nhà văn dành cho nhân vật của mình. Ông quan điểm Vũ Nương được sống ở một thế giới khác, thế giới thần tiên tốt đẹp hơn và không còn phải chịu những oan khuất, ngang trái!

Có thể bạn quan tâm?

Xem thêm:  Thuyết minh về quê em - Văn mẫu lớp 9

Check Also

cap nhat nhan744e7b 310x165 - Phân tích nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *