Home / Ngữ văn / Ngữ văn lớp 9 / [Văn hay chữ tốt] Bình luận về câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

[Văn hay chữ tốt] Bình luận về câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

[Văn hay chữ tốt] Bình luận về câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận: Câu tục ngữ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

2. Thân bài

2.1. Khái niệm

– ” Cái nết”: là những phẩm chất, tính cách, đạo đức của con người; là phần tâm hồn sâu thẳm bên trong mà do chính bản thân con người được học, tự tích lũy mà có.

– ” Cái đẹp”: là vẻ bên ngoài của con người, là do thiên nhiên ban tặng. Nó chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài mà thôi.

2.2. Giải thích

– “Cái nết đánh chết cái đẹp”: khẳng định vẻ đẹp bên trong của con người. Dù bạn có vẻ ngoài lộng lẫy đến mức nào mà nội tâm xấu xa, bẩn thỉu thì con người bạn xấu xa vô cùng. Phẩm chất bên trong mới là thứ quyết định đến con người bạn.

– Cái đẹp của con người trong thời hiện đại là vẻ đẹp cả bên ngoài lẫn nội tâm bên trong.

2.3. Biểu hiện

– Những người tuy không hoàn hảo về vẻ bề ngoài nhưng tâm hồn họ vô cùng thuần khiết. Họ luôn làm những việc tốt, việc có ích cho đời.

– Những bạn học sinh cần chăm lo học hành, tu dưỡng đạo đức cho tốt, trên kinh dưới nhường.

2.4. Phản đề

Phê phán những con người chỉ đẹp bề ngoài mà nội tâm tàn độc, xấu xa,  bẩn thỉu.

3. Kết bài

– Khái quát lại gia trị của câu tục ngữ.

Xem thêm:  Trong vai trò là một hướng dẫn viên du lịch anh/ chị hãy giải thích cho du khách về một trong những thắng cảnh của thành phố Đà lạt

– Nhận xét của bản thân.

binh luan cau tuc ngu tot go hon tot nuoc son - [Văn hay chữ tốt] Bình luận về câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Bình luận về câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Bài văn tham khảo

Trong kho tàng văn học dân gian đồ sộ của Việt Nam có vô vàn những câu tục ngữ hay, dạy con người ta đạo lí làm người. Đó đều là nhờ dân gian đúc kết kinh nghiệm sống để tạo nên chúng. Và khi nói về nhan sắc và đức hạnh của con người, nhân dân ta có câu tục ngữ: “cái nết đánh chết cái đẹp”. Vậy câu tục ngữ này cho chúng ta bài học gì.

“Cái nết” là những phẩm chất, tính cách, đạo đức của con người, là tâm hồn sâu thẳm bên trong mà do con người được giáo dục mà hình thành. Còn “cái đẹp” là vẻ bề ngoài mà thiên nhiên đã ban tặng cho mỗi con người và sau đó là sự nỗ lực để vẻ ngoài được hoàn thiện hơn nhưng dù thế nào thì nó cũng chỉ là cái vỏ bọc trang trí xáo rỗng mà thôi. Như vậy, câu tục ngữ “cái nết đánh chết cái đẹp” có nghĩa là nội tâm bên trong quan trọng hơn vẻ bề ngoài dù có đẹp về nhan sắc, áo quần sang trọng, trang điểm xinh đẹp mà cái nết lại xấu xa, ích kỉ, tham lam, lười, biếng, vô lễ,…thì có đắp bao nhiêu thứ lên người cũng không bao giờ đẹp trong mắt người khác. Câu tục ngữ hoàn toàn là một triết lí đúng đắn. Một con người được thể hiện ở hai mặt: nhan sắc và tâm hồn và tất nhiên vẫn có người đẹp cả về nhan sắc lẫn tâm hồn.

Xem thêm:  Câu ca dao quen mà lạ: Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Ngay cả đồ vật cũng vậy, hình thức bên ngoài không thể che đậy được bản chất bên trong. Giá trị của một đồ vật là ở thời gian sử dụng lâu dài của nó chứ đâu phải là nhờ nước sơn. Qua đó câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” càng được thể hiện rõ nét.

Khi một người không có sắc đẹp lộng lẫy nhưng đạo đức tốt, tính tình tốt thì sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng. Trong các cuộc thi sắc đẹp ở khắp thế giới những năm qua, ta có thể thấy được bao nhiêu cô gái xinh đẹp, đức hạnh tốt lại có tài năng xuất sắc đã đại diện cho các đất nước đi thi. Họ chính là mẫu người lí tưởng của xã hội ngày nay. Hay như đối với lứa tuổi học sinh, các bạn cần giữ được vẻ tươi cười, vui vẻ, hoà đồng trên khuôn mặt, chăm ngoan, học giỏi, lễ phép với thầy cô, gia đình; tu dưỡng đạo đức thật tốt. Điều đó mới chứng tỏ là một học sinh có “cái nết” tốt. Trên thế giới này có biết bao nhiêu người khiếm khuyết về cơ thể nhưng họ vẫn luôn ngày ngày nỗ lực, cố gắng lao động có ích cho đất nước. Họ xứng đáng được xã hội công nhận, yêu mến.

Ngược lại, đâu đó trong xã hội này vẫn còn tồn tại những con người dù đẹp lộng lẫy, ăn mặc sang trọng, lịch thiệp nhưng cách hành xử thiếu chuẩn mực, bản tính xấu xa, tồi tệ, tham lam, ích kỷ. Những con người như vậy sẽ không nhận được sự tôn trọng của mọi người. Dần dần họ sẽ như tách biệt khỏi xã hội. Thật đáng phê phán.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch

Như vậy, ” cái nết đánh chết cái đẹp” là một câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và thiết thực. Nó phản ánh mối quan hệ kết nối giữa nhan sắc và tâm hồn, giữa vẻ đẹp nội tâm và nhan sắc bên ngoài. Trên tất cả thì vẻ đẹp của đạo đức vẫn là quan trọng nhất của một con người. Mỗi người hãy cố gắng tu dưỡng đạo đức thật tốt để trở thành một người công dân có ích cho đất nước.

Check Also

7370 1494911290067 1020 310x165 - Đóng vai người lính trong bài thơ Đồng chí kể lại câu chuyện

Đóng vai người lính trong bài thơ Đồng chí kể lại câu chuyện

Đóng vai người lính trong bài thơ Đồng chí kể lại câu chuyện Bài làm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *